Nha Trang là thành phố biển du lịch quen thuộc của Việt Nam từ gần một thế kỷ qua, là nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng nổi tiếng ở khu vực phía Nam của miền Trung. Đất Nha Trang còn gắn liền với người bác sĩ huyền thoại người Pháp là Yersin mà cả hơn nửa đời đã gắn bó với nước Việt. Ông đã chọn Nha Trang làm nơi sinh sống, nghiên cứu, và cuối cùng là nằm xuống cũng tại nơi này.
Trong một cuốn sách về bác sĩ Yersin, ông được mô tả là chàng trai thích phiêu lưu mạo hiểm, luôn khát khao khám phá vẻ đẹp cùng những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ. – “Năm 1891, lần đầu tiên đến Nha Trang, anh rất kinh ngạc trước khung cảnh hùng vĩ – núi với biển – ánh sáng chói ngời long lanh dưới nước, và sự yên tĩnh trong veo dưới một làn gió nhẹ của cảnh này sẽ còn mãi mãi là nơi gắn bó nhất với anh ở Đông Dương. Anh thấy nơi này có phần vắng vẻ. Nhìn từ ngoài biển, cả một dải cát trắng trên bờ biển, kéo dài đến sáu cây số là một bãi sa mạc”…
Sau một thời gian gắn bó với Nha Trang, bác sĩ Yersin đã nhận xét :
Trên một bãi cát mịn dài bảy cây số, chạy theo đường vòng cung, những làn sóng đã được các vách đá làm dịu đi rất nhiều, không ngừng dào dạt. Cát trải dài trắng xóa lấp lánh dưới ánh mặt trời nhiệt đới này bị những đường uốn lượn của một dãy núi dài cắt ngang về phía Bắc, vừa đưa khu rừng nhiệt đới đi thẳng biển thành một mũi nhọn. (…).
Và về khí hậu Nha Trang, trên bờ biển khí hậu dịu đi nhờ có hơi gió nhẹ từ trong đất liền và từ ngoài biển thay nhau đều đặn thổi về suốt cả ngày.(…).
Ngày 9/6/1896, Yersin viết cho ông Ru (Bác sĩ Roux chuyên ngành vi trùng học): “Ông Ru quý mến ơi, xin ông hãy đến đây gặp lại tôi, nếu ông biết ở đây dễ chịu đến chừng nào. Không bao giờ nóng quá, không bao giờ lạnh quá và rất yên tĩnh để làm việc”
Trước thế kỷ 18, vùng đất này thuộc nước Chiêm Thành của người Champa nên đến nay vẫn còn nhiều di tích của người Chăm, nổi tiếng nhất là Tháp Bà Po Nagar. Bản thân tên gọi Nha Trang cũng được phiên âm từ tiếng của người Chăm.
Cho đến cuối thế kỷ 19, Nha Trang vẫn là một vùng đất hoang vu yên bình, thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Qua đến đầu thế kỷ 20, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương đã nâng cấp Nha Trang thành một thị trấn, được hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương đã nâng Nha Trang thành thị xã. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
Lúc này, mặc dù cổ trấn Diên Khánh vẫn là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa, nhưng các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa ở Khánh Hòa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh.
Đến năm 1945, Nha Trang chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền đệ nhất cộng hòa ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền VNCH tái lập thị xã Nha Trang, thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.
Đầu năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Cũng trong năm này, tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên sáp nhập thành tỉnh Phú Khánh.
Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang, gồm 17 phường: Lộc Thọ, Ngọc Hiệp, Phước Hải, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phương Sài, Phương Sơn, Tân Lập, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Hải, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường, Xương Huân.
Năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Một số hình ảnh về cảnh sắc, công trình và đường phố của Nha Trang xưa:
Đầu tiên là Đây là tu viện La San Nha Trang được xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1933. Tu viện La San chuyên về ngành giáo dục. Viện gồm hai dãy nhà kiến trúc đồ sộ xây bằng gạch làm sơ-tập-viện và tập-tu-viện nằm trên ngọn đồi La San (đối diện với tu viện dòng Phanxicô). Bên dưới là hình ảnh trong khuôn viên của tu viện này.
Một số hình ảnh viện Pasteur ở Nha Trang.
Viện Pasteur đầu tiên thiết lập ở Đông Dương là do Bác sĩ Albert Calmette chủ trương được xây ở Sài Gòn vào Tháng Giêng năm 1891 mang tên “L’Institut Pasteur de Saigon”. Bốn năm sau vào năm 1895 Bác sĩ Alexandre Yersin cho lập thêm chi nhánh nữa ở Nha Trang
–
Phi trường Nha Trang:
–
–
–
Hình ảnh cầu Xóm Bóng:
Cầu Xóm Bóng trên QL1, ở ngay chân Tháp Bà Ponagar, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km, cầu gắn liền với địa điểm du lịch lịch sử văn hóa Tháp Bà Ponagar nổi tiếng nhất tại Nha Trang, được xây dựng năm 1925. Người Pháp đã thiết tối ưu cho chiếc cầu, nhằm tình trạng chiếc cầu cao quá đi qua thì sẽ không ngắm được trọn vẹn Tháp Bà Ponagar, vì vậy chiếc cầu được thiết kế hạ thấp đến mức có thể để có thể nhìn thấy cảnh quan thơ mộng nhất.
Một số hình ảnh Tháp Bà ở Nha Trang:
Một số hình ảnh Nha Trang nhìn từ trên cao:
Một số hình ảnh đường ven biển, đại lộ Duy Tân (nay là đường Trần Phú – con đường đẹp nhất miền Trung):
Hình ảnh Nha Trang 100 năm trước:
–
–
Hình ảnh biển Nha Trang:
Cảnh đường phố Nha Trang xưa:
–
Một trong những con đường lớn nhất của Nha Trang là đường Độc Lập (nay là đường Thống Nhất). Mời các bạn xem một số hình ảnh xưa của con đường này:
–
–
–
–
–
–
–
–
Hình ảnh Hải học viện ở Nha Trang:
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
Hình ảnh nhà ga xe lửa ở Nha Trang:
–
–
Với những người sống trước 1975, ai cũng quen thuộc với những tên đường như Duy Tân, Phan Thanh Giản, Độc Lập… ở Nha Trang xưa. Sau 1975 có rất nhiều tên đường bị đổi tên, sau đây xin ghi lại các tên đường cũ và mới để các bạn tiện tra cứu.
- Đại lộ Duy Tân -> đường Trần Phú
- Đường Phan Thanh Giản -> đường Pasteur
- Đường Trưng Nữ Vương -> đường Hai Bà Trưng
- Đường Phan Nam -> đường Trần Văn Ơn
- Đường Lê Văn Duyệt -> đường Nguyễn Thiện Thuật
- Đường Phạm Hồng Thái và Ôn Như Hầu -> đường Nguyễn Gia Thiều
- Đường Công Quán -> đường Yết Kiêu
- Đường Trần Cao Vân -> đường Ngô Sĩ Liên
- Đường Nhà thờ -> đường Lê Thành Phương
- Đường Hai Chùa -> đường Tô Vĩnh Diện
- Đường Triệu Ẩu -> đường Bà Triệu
- Đường Hoàng Diệu -> đường Trần Đường và Võ Văn Ký
- Đường Độc Lập -> đường Thống Nhất
- Đường Hoàng Tử Cảnh -> đường Hoàng Văn Thụ
- Đại lộ Gia Long -> đường Thái Nguyên
- Đường Miếu Bà -> đường Lý Quốc Sư
- Đường Bá Đa Lộc -> đường Lý Tự Trọng
- Đại lộ Nguyễn Tri Phương -> đường Nguyễn Chánh
- Đường Hàm Nghi -> đường Nguyễn Thị Minh Khai
- Đường Lê Quang Định -> đường Trần Quang Khải
- Đường Nguyễn Trãi -> đường Võ Trứ
- Đường Thủ Khoa Huân -> đường Nguyễn Hữu Huân
- Đường Phù Đổng Thiên Vương -> đường Phù Đổng
- Đường Ngô Tùng Châu -> đường Trương Định
- Đường Ký Con -> đường Đô Lương
- Đường Mạnh Tử -> đường Trần Khánh Dư
- Đường Khổng Tử -> đường Lê Chân
- Đường Phước Hải -> đường Nguyễn Trãi
- Đường Nguyễn Tường Tam -> đường Trần Bình Trọng
- Đường Nguyễn Hoàng -> đường Ngô Gia Tự
- Tỉnh lộ số 4 -> đường Lê Hồng Phong
- Đường Hòn Lớn -> đường Tôn Đản
Cảnh sắc Nha Trang:
Một trong những công trình nổi tiếng ở Nha Trang có từ thập niên 1960 là bức tượng màu trắng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ở đường lên núi Trại Thủy bên hông trái của chùa Long Sơn.
Tượng tọa lạc ngay trên nền cũ của chùa Long Sơn và được nhà điêu khắc Phúc Điền đúc vào năm 1964. Phật đài cao 24m, đường kính đài sen 10m, phần tượng Kim thân Phật tổ cao 14m, tư thế tọa thiền, uy nghi giữa bầu trời.
Sau đây là những hình ảnh của Hotel Beau Rivage, được xây dựng từ năm 1926. Khách sạn nằm trên con đường đẹp nhất Nha Trang, và là một trong những khách sạn đầu tiên trên thế giới mang tên Beau Rivage. Vào thời điểm đó, Beau Rivage được coi là biểu tượng của phong cách sống xa hoa, dành riêng cho giới thượng lưu. Ngày nay, có hơn 30 khách sạn mang tên Beau Rivage trên khắp thế giới.
Con người Nha Trang:
Đông Kha – chuyenxua.net biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai flickr