Đạo Phật giữa thời đại chúng ta

Mời các bạn đọc lại một bài tiểu luận của thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 1970 đăng trên bán nguyệt san Bách Khoa. Bài được viết từ hơn nửa thế kỷ trước, nhưng nay khi đọc lại, vấn đề thời sự của nó vẫn ăn khớp với hiện tại, cả về tình hình thế giới lẫn Việt Nam sau những gì vừa xảy ra…

Nhân loại đang được đặt trước một tai họa lớn do chính con người tạo ra: tai họa tiêu diệt. Chúng ta có đủ thì giờ cứu chữa được tình-trạng không? Hàng ngàn nhà khoa-học và sử-học đã la lớn: chậm quá mất rồi. Một nhà sử-học hiện-đại, ông W. Warren Wagar, sau khi phân tích cho ta thấy những khía cạnh của hiểm họa đó, đã kết luận rằng viễn tượng thế giới tiêu diệt đã thấy rõ ràng trước mặt.

“Nếu các ông hỏi tôi làm sao cứu chữa được, tôi cũng chẳng biết nói sao. Có lẽ chúng ta không còn hy vọng nào được cứu thoát đâu, nhất là cứu thoát bằng sự tăng cường mức khôn khéo của nên kỹ-thuật”.

Thảm thương nhất là khi ông nói đến bốn đứa con mà vợ chồng ông đã lỡ sinh ra. Ông nói: “Tôi nhìn về thế-giới tương-lai của bốn đứa con tôi, và tôi tiếc tình yêu đã đưa chúng ra đời và nuôi chúng lớn đến ngày nay”

Chỉ cầu 250 quả hỏa-tiễn liên-lục-địa là Hoa-Kỳ có thể tiêu diệc được Liên-bang Sô-viết và hầu hết dân chúng của Liên-bang. Hiện giờ Hoa-Kỳ có tới 2.500 hỏa-tiễn liên-lục-địa, như thế và tất cả đều hướng về Sô-viết đợi sẵn. Theo đà sản xuất hiện tại, Hoa-Kỳ sẽ có tới 8.000 hỏa-tiễn liên-lục-địa vào năm 1975. Hiện tại, Liên bang Sô-viết cũng có tới trên 1000 hỏa tiễn liên lục địa hướng về Hoa-Kỳ, thừa thải để tiêu diệt Hiệp chủng-quốc, và đến năm 1975, thì số đó cũng tăng lên tới 5000.

Trung-Hoa và Pháp-quốc cũng đã và đang chế tạo cho mình những loại hỏa tiễn đó và nhiều quốc gia khác cũng đang âm thầm lo trang bị cho mình bằng thứ khí giới ghê gớm kia. Chiến-tranh nguyên-tử có thể bùng nổ bất cứ lúc nào khi những cuộc chiến-tranh phản chiếu xung đột quốc-tế như chiến-tranh Việt-Nam và Trung-Đông còn đang tiếp diễn. Đó là những chiếc ngòi rất bén nhậy mà khả năng kiểm soát của con người thì rất mong manh.

Tốc độ gia tăng dân-số thế-giới hiện giờ đi tới mức thần sầu quỉ khóc. Từ khi loài người sanh ra trên mặt đất, nhân loại đã đề tới 200 000 năm mới đạt tới dân số biện thời là ba tỷ rưỡi. Nhưng theo tốc độ sinh-sản hiện giờ, các nhà chuyên-môn nói, thì trong khoảng 25 năm nữa, dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi tức là cao khoảng 7 tỷ người. Trong 25 năm nữa, trái đất sẽ phải nuôi thêm ba tỷ rưỡi miệng ăn… Đây đó trên thế giới đã có nhiều vùng đói kém. Thiên-hạ đã và đang chết vì thiếu ăn và thiếu dinh-dưỡng…

Nhà khoa học CP. Snow, trong một bài diễn thuyết tại Wesmingter college, Missouri, nói rằng chỉ trong khoảng bảy năm nữa là các vùng chết đói (local famine) xuất hiện để cuối cùng tạo thành những biển chết đói (sea of hunger) vào cuối thế-kỷ.

Đói kém, chiến tranh luôn luôn đi đôi với nhau. Và đói kém mức thế giới sẽ đi theo chiến-tranh mức thế-giới, tức là chiến tranh nguyên-tử,

Trong khi đó những tài nguyên của trái đất đang được xài phí mà không được bồi đắp. Không có một nguồn nguyên-liệu thiên-nhiên nào mà thực sự bất tận cả. Sử dụng mà không bồi đắp, nhất là phung phí trong những mục-đích không cần thiết tức là không nghĩ đến tương-lai. Tờ New York Times số chủ nhật nặng gần hai ký, để có đủ giấy in một báo này, người ta phải tiêu thụ cả một khu rừng lớn bằng một quận đề làm bột giấy. Hàng chục triệu mẫu đất bỏ hoang ở Á-Châu không giúp được ích gì cho các quốc-gia chậm tiến đang khổ sở vì bao nhiêu vấn-đề vây bọc, không có thì giờ khai thác và sản xuất. Dưới áp lực gây nên sức phát triển của các nước lớn, các quốc-gia đã lỡ chậm tiến khó có hy-vọng vượt lên ngang hàng các quốc-gia tiến bộ. Họ thiếu đủ thứ, nào đất tốt, nào nguyên-liệu, nào tư-bản, nào sự vững chãi chính-trị, nào tiến-bộ kỹ-thuật… Đó là số phận của hầu hết các nước Phi-Châu, Nam Mỹ-Châu, và Nam Á-Châu. Chiến tranh giải phóng sẽ tiếp tục phát sinh và tiếp diễn để đi đến chiến tranh diệt chủng. Một phần lớn sông hồ đã bị kỹ nghệ làm cho dơ dáy, bầu khí quyền càng ngày càng bị nhiễm độc vì các nhà máy và các xe hơi. Giáo sư Ritchic Calder trong một khóa giảng tại Đại học đường Edingburg nói rằng ngày nay không có đứa trẻ con nào sinh ra trên thế giới mà trong xương không có chất phóng xạ nguyên tử. Tình trạng nguy nan đến nỗi không còn có thể có những giải pháp cục bộ cho những vấn đề cục bộ.

Bất cứ vấn-đề nào cũng liên-bệ đến sự tồn vong của toàn thể nhân-loại, và chỉ có những cố gắng tập-thể của toàn nhân loại mới mong có hy vọng cứu vãn được tình thế. Nếu không, người áp bức chết mà kẻ bị áp bức cũng chết, nước nhược tiểu chết mà nước tiến bộ cũng chết. Chúng ta thực đã lâm vào tình trạng “đồng sinh cộng tử”.

Hàng ngàn nhà chuyên-môn về kinh-tế-học, nhân-chủng-học, sinh-vật-học đã la lên tiếng la thất thanh của họ. Nhưng tại sao bầu hết nhân-loại chưa nghe thấy? Tại sao phần đông còn như đang mê ngủ?

Có hai lý do chính.

Lý do thứ nhất là con người không nắm được bản chất hiện-sinh mình. Lý do thứ hai con người đang mải mê trong những xung đột đắc thất cục bộ.

Cả hai lý do đều chứng tỏ sự suy đồi rõ rệt của đạo Phật và của tất cả những nguồn tuệ-giác khác trong gia tài văn hóa nhân loại. Người phật-tử hãy xét lại mình, đừng tự thị và tự-đắc một cách nông-cạn và quê mùa.

Trên đại thể, những ngôi sao chứng ngộ trong giới phật-tử trên thể giới hiện thời rất lác đác ít ỏi, và bầu trời Phật-giáo rất buồn tẻ. Nền Phật-hợc ở Nhật-bản và ở một số các nước Tây phương biết sử dụng phương pháp nghiên-cứu sử-học có thể chứng minh cho một sự tiến bộ rõ rệt về phương-diện tra-cứu học hỏi. Nhưng đó chẳng qua chỉ là một nền Phật-học mà không phải là một luồng sinh khí Phật-giáo. Hơn nữa, nền Phật-học ấy thiên trọng về mặt từ-chương và kẹt vào những kỹ-thuật ngữ-học và khảo-cổ đến nỗi người học Phật quên mất chủ đích tìm hiểu và đón nhận tinh-hoa của nền sinh hoạt tâm linh Phật-giáo. Đã có những nơi người học sinh có thể đậu những mảnh bằng cao-học và tiến-sĩ về Phật-học. Nền học được tổ chức khoa-học hơn, ai cũng có thể học Phật và thi đỗ được, nhưng không phải vì thế mà cái học bây giờ đem tới nhiều kết quả thực tiền hơn là cái học trong các tu viện thuở trước.

Ngày xưa, cái học là một phần của cái hành. Cái học ấy giúp điều-kiện phát sinh chứng ngộ. Mà sự chứng ngộ là điều căn-bản. Chúng ta thiếu thốn sự chứng ngộ mà không thiếu thốn sự học hỏi.

[…]

Chúng ta cần những bậc đạo sư, những người dạy cho chúng ta nắm được bản-thân chúng ta, nắm được hiện-sinh chúng ta, để rồi chúng ta có thể có đủ sức mạnh tâm-linh và tuệ-giác đề tự cứu lấy nhân loại khỏi tai họa lớn do chính chúng ta đã gây nên. Con người phải được trở về với địa vị mình. Văn-minh kỹ-thuật, một sức mạnh mù quáng, không chịu hướng dẫn bởi một ý-thức-hệ nào. Văn-minh kỹ-thuật đang kéo chúng ta đi theo dù chúng ta thật tình không muốn đi theo… Biết rằng kỹ-thuật-hóa đời sống thì nhân-tính sẽ bị mai một dần dần, nhưng không thể không kỹ-thuật-hóa đời sống. Biết càng chế thêm võ-khi hạch-tâm thì càng dễ đi đến chỗ tiêu diệt mà không thể không chế tạo thêm. Chúng ta đang làm gì đây và chúng ta có kiểm soát được việc làm của chúng ta hay không?

Chúng ta, toàn thể chúng ta, đang được lôi chạy băng băng trên một cái đà dốc hình như không thể nào kìm hãm lại được.

Có những mục-tiêu nó hút chúng ta chạy tới một cách vô điều kiện. Như thế cũng tại vì chúng là những mục-tiêu xứng đáng. Ví dụ: độc-lập, tự-do con người, công-bình xã-hội… Để đạt đến những mục-tiêu cao cả đó, hầu hết mọi người trong gia đình nhân loại đều dấn thân vào những cuộc tranh đấu. Ý-thức-hệ và kỹ-thuật là những phương-tiện lớn cho mọi cuộc tranh đấu. Bên nào yếu ý thức hệ thì tăng cường kỹ thuật. Bên nào yếu kỹ thuật thì tăng cường ý-thức-hệ. Nhưng trong quá trình tranh đấu, con người bị chính những phương-tiện tranh-đấu của mình hãm hại. Cả ý-thức-hệ lẫn kỹ-thuật đã tạo nên và đào sâu hiện-tượng phóng-thể của con người đồng thời cắt xén đè ép nhân tính của con người. Xã-hội tư-bản cũng như xã-hội sộng sản đều đang chứng-kiến sự khao khát của con người muốn thực sự được làm người. Cuộc nồi dậy của Tiệp-khắc được khơi động bởi ước muốn nhân-bản-hóa chế-độ xã-hội. Phong-trào Hippies ở Hoa-kỳ được phát khởi trưởng thành và lan cả sang Tây-Âu và Nhật-bản cũng vì thế-hệ trẻ muốn chống lại sự đè ép nhân-tính của đời sống xã-hội thống-trị bởi vật-chất và kỹ-thuật. Thế-lực hỗn-hợp kỹ-nghệ và quân-sự của xã-hội tư-bản, giống như một chiếc xe tăng phi nhân mù quáng đi tới nghiền nát khả-năng tâm-linh và nghệ-thuật của con người, không cho con người vươn lên đà thăng hóa, tạo ra những chết chóc khổ đau như bi-kịch Việt-Nam. Thế lực đảng trị và sự cố thủ thành trì ý-thức-hệ và xã-hội chủ nghĩa cũng thế, dồn nén khả năng tâm-linh và nghệ-thuật của con người vươn lên thăng-hóa và tạo ra những cuộc đàn áp máu lửa như bi kịch
Hung-gia-lợi hay Tiệp-khắc.

Phong trào phản chiến Việt-Nam tại Mỹ thực ra không phải là do lương tâm người Mỹ đối với khổ đau Việt-Nam. Khổ đau Việt-Nam là một trong những triệu chứng của niềm đau nhức toàn bộ, là một cái cớ đề tập trung ý-lực phản-kháng chiều hướng phi-nhân của xã-hội do vật-chất và kỹ-thuật chế-ngự. Phong-trào phản-chiếu cùng với phong-trào Hippies là những khía cạnh nổi bật nhất của hiện-tượng phản-kháng nổi loạn của con người đối với sự tiêu diệt và đè nén nhân-tính.

Đời sống tâm-linh và nghệ-thuật của nhân-loại bị cắt xén, đè nén, tư-tưởng và nghệ-thuật hiện-đại trình bày những ẩn-ức nặng nề, quái dị khắc khoải, hoang tàn và lạc lõng. Âm-nhạc và hội-họa mới là những chứng cớ bùng hồn phất cho trạng-thái phóng-thể của con người.

Trước tình-trạng đó của con người, đạo Phật trả lời ra sao? Những bậc giác ngộ của thời-đại dạy chúng ta phải làm gì đề con người có thể trở về với bản-thể mình? Chúng ta có được bao nhiêu bậc đạo sư có thể hướng dẫn cho chúng ta trở lại cơ-bản và khả-năng của con người? Và chúng ta có chịu nghe lời giáo-huấn của những bậc giác-ngộ đó chăng, hay là lại xốc nổi, cho lời giáo-huấn của họ là không tưởng, là thiếu thực-tế, là không hợp thời? Có thực chúng ta thiếu những vị đạo-sư, hoặc chính chúng ta có những vị đạo-sư nhưng chúng ta không biết đến hoặc khinh thường họ chỉ vì đạo-lý của họ không giúp ta thành công được trong các mưu toan tính toán cục bộ? Đến bao giờ chúng ta mới vươn mình thoát ra khỏi cái mê-hồn-trận của thế giới “tổ-chức hợp-lý”? Xin đặt một dấu hỏi khẩn cấp cho những người có chí lớn muốn bảo-vệ đạo Phật chân thật, đạo Phật của cái nhìn sáng, của lòng thương rộng, của nụ cười trầm tĩnh uy hùng.

Bài toán của con người được đặt ra giản-dị nhưng sự thực hiện đáp số vô cùng gay go. Nhân-loại đứng trước hiểm họa tiêu diệt. Con người trong trạng-thái hiện nay không có đủ khả năng đề tránh hiểm họa đó. Con người phải làm chủ được mình trước khi phải làm chủ được mình trước khi có khả-năng cứu mình ra khỏi hiểm họa. Vậy thì giải-pháp gồm trong hai bước quyết-định lớn, thiếu một trong hai bước thì con người sa xuống hố sâu, mà bước trước tiên bắt buôc phải là bước thứ nhất. Con người thải trở lại với khả-năng con người, trước khi con người có thể tự cứu mình.

Đến đây chúng ta thấy rõ con đường đạo Phật: cuộc cách-mạng phải bắt đầu từ con người, chủ-thể cách-mạng. Vấn-đề không nằm ngoài con người.

Con người phải có cái nhìn sáng: đó là hiệu lệnh đầu tiên của đạo Phật. Bảo vệ đạo Phật như thế nào để giới Phật-tử có thể cung cấp cho nhân-loại những cái nhìn sáng ấy?

Nếu phật tử chỉ biết lo lắng tổ-chức “xiết chặt hàng ngũ” áp dụng những phương-tiện ý thức-hệ và kỹ thuật trong tầm tay mình để tạo cho tập-đoàn Phật-giáo một lực-lượng xã-hội có thể tự vệ được đối với thững mưu toan phá Phật giáo, thì cũng có thể là phật-tử sẽ thành công. Nhưng như thế có phải là bảo vệ đạo Phật không? Đứng từ phương-diện bản-chất đạo Phật, như ta vừa phân tích, đó không phải là bảo vệ cho đạo Phật đích thực mà là bảo vệ cho một tập đoàn tự cho là Phật-giáo, mà kỳ thực chỉ mang những hình-thức và danh-hiệu đạo Phật. Nó là một hành động chấp ngã tầm thường. Nó không biều lộ cái nhìn sáng, lòng thương lớn và nụ cười trầm tĩnh uy hùng của đạo Phật. Nó là một cuộc tranh đấu cục bộ, giống hệt mọi cuộc tranh chấp lớn nhỏ khác của thế-giớói đang đi về hướng tiêu diệt. Nó cũng nằm trên đà phóng thể và tiêu diệt nhân-tính của con người. Đứng trước phương-điện nhu cầu của xã-hội mới, nó không đáp ứng được gì, nó chỉ nhằm đến sự có mặt xủa một cái “ngã” mà không xét rằng cái “ngã” ấy có thực sự lợi ích gì cho nhân-loại ngày mai, có giúp gì được cho sự cứu thoát của nhân-loại ngày mai.

Vậy ông nói không cần tổ-chức gì hết sao? Ông muốn bảo vệ đạo Phật bằng cách nào?

Thực ra, vấn-đề không phải là vấn- đề chống lại tổ chức. Vấn-đề là tổ-chức trên một nhận-định nhân-bản, sáng suốt có bản chất giác ngộ của đạo Phật. Bắt đầu phải là một công trình giáo-đục thức tỉnh căn bản và cấp tốc. Mỗi chúng ta phải biết tự giáo-dục đề thức tỉnh mình. Mỗi chúng ta bãy biết dừng lại trên cái đà quay cuồng tranh đấu của chúng ta. Mà dừng lại không phải là chuyện dễ. Hãy xét lại con đường chúng ta đương đi, và cái kết quả thảm khốc chờ đợi ở cuối đường, phía trước mặt. Hãy xét lại lẽ lối suy-tư, tính toán sắp đặt của chúng ta. Hãy xét lại đề thấy cái trống rỗng của nội tâm ta để thấy rằng ta đang là một chiếc chong chóng xoay theo ngọn gió của hoàn cảnh mà không thực sự là ta, tự chủ được ta.

Hãy xét lại bảng giá-trị mà ta đã và đang dùng làm phương-châm hành-động. Chỉ có sau lúc đó ta mới bắt đầu biết nghe ta và các bậc đạo-sư thực sự là đạo-sư, những bậc mà ngày hôm qua ta cho là điên rồ, không-tưởng và thiếu thực-tế. Chỉ bắt đầu từ lúc ấy ta mới có thể quan-niệm được một cách đúng đắn và chín chắn vấn-đề tu học của đạo Phật, và chúng ta mới thấy được tại sao các tu-viện không sản-xuất được nhiều cao tăng, đạo-sư… như ta thường ao ước, chúng ta mới bắt đầu được thực sự công việc tổ-chức bảo-vệ chính-pháp đích thực.

Nhất Hạnh – 1970

Viết một bình luận