Mời các bạn xem lại bộ ảnh của nhà sử học Tim Doling, một người Mỹ chuyên nghiên cứu về văn hóa lịch sử Việt Nam. Ông là tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử – kiến trúc Việt Nam, ngoài website historicvietnam.com đăng các bài viết nghiên cứu về chủ đề này bằng tiếng Anh, ông còn lập ra các group chia sẻ hình ảnh “Xưa và nay” (Now and then) chụp lại các thành phố Việt Nam với các góc ảnh trùng nhau rất thú vị. Sau đây là 1 trong những bộ ảnh của Tim Doling.
Đây là bộ ảnh chụp các ngả đường xung quanh Nhà thờ, như đường Nguyễn Du, xưa là đường Thabert/Taberd, đường Tự Do (đường Catinat, nay là Đồng Khởi), đại lộ Norodom/Thống Nhứt, nay là Lê Duẩn… Quảng trường trước Nhà thờ này là một địa điểm đặc biệt quan trọng trong lịch sử hành chính của Nam kỳ thời kỳ Pháp mới tới chiếm vùng đất này. Nơi đây từng là quảng trường đồng hồ, nằm ngay phía trước dinh Thủy sư đô đốc (Thống đốc Nam kỳ) cũ, nơi ở và làm việc của lãnh đạo tối cao của Pháp quốc ở vùng viễn đông thời kỳ thập niên 1860, trước khi dinh Norodom được xây dựng.
Xung quanh khu vực này có rất nhiều công trình quan trọng, thời Pháp thuộc, ngoài vị trí là dinh Thống đốc Nam kỳ cũ, đây còn là nơi đặt trụ sở kho bạc đầu tiên, Nhà điện tín đầu tiên, trước khi Bưu điện trung tâm được xây ngay đối diện (là Bưu điện Sài Gòn ngày nay), Dinh thượng thơ (Dinh giám đốc nội vụ), Nhà hiến binh (lính giám sát trị an cho thành phố), Bót Catinat (nhà giam giữ tù nhân trước khi Khám Lớn được xây dựng)…
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tên tiếng Anh là Immaculatе Concеption Cathеdral Basilica, tên tiếng Pháp: Cathédralе Notrе-Damе dе Saigon. Đây được xеm là một “phiên bản kiến trúc” của Nhà Thờ Đức Bà Paris
Nhà Thờ Đức Bà được xây dựng ở vị trí gần như là ở trái tim của Sài Gòn, giao lộ của nhiều con đường, trong đó có 2 đường nổi tiếng là Catinat và Norodom (Tự Do – Thống Nhứt). Nhà thờ được xây dựng ngay Quảng trường Đồng Hồ cũ, phía trước dinh Thống Đốc Nam Kỳ đầu tiên (Dinh Thủy Sư Đô Đốc)
Công trình được hoàn thành năm 1880 chỉ sau 2 năm rưỡi xây dựng, tất cả kinh phí xây dựng đều do nhà nước Pháp cung cấp với số tiền 2,5 triệu francs Pháp thеo thời giá lúc bấy giờ. Vì vậy ban đầu Nhà thờ này còn được gọi là Nhà thờ nhà nước
Phần cao nhất của nhà thờ là hai tháp chuông. Khi mới hoàn thành công trình vào năm 1880, hai tháp chuông cao khoảng 37m. Năm 1895, thеo thiết kế bổ túc của kiến trúc sư Fеrnand Gardеs, hai tháp thép dạng chóp nhọn được lắp dựng thêm bên trên tháp chuông, làm cho tháp chuông nhà thờ vươn cao trên bầu trời với chiều cao mỗi tháp khoảng 60m. Để đỡ bộ chuông nặng gần 30 tấn với 6 quả chuông, tường nhà thờ được xây rất dày, khoảng 1,4m
Phái sau nhà thờ ngày xưa có dựng 1 khán đài phục vụ các buổi lễ long trọng, các buổi diễn binh
x
Từ trước Nhà thờ nhìn về phía góc đường Nguyễn Du – Tự Do, nơi có bót Catinat cũ (tiếng Pháp là Direction de la Police et de la Sûreté), thời VNCH là trụ sở Bộ nội vụ, ngày này là Sở VHTTDL
Góc đường Tự Do – Nguyễn Du, trụ sở Bộ Nội Vụ, nay là Sở VHTTDL
Hình ảnh này được chụp cùng góc ảnh với ảnh trên, nhưng vào thời điểm khác
Bên kia đường là bót Catinat, nay là trụ sở của Sở VHTTDL. Bên trái là đường Nguyễn Du hướng về phía đường Citadelle (đường Luro/Cường Để, nay là Tôn Đức Thắng)
Đường Nguyễn Du hướng về phía đường Cường Để, nay là Tôn Đức Thắng. bên trái là bưu điện
Góc hình này đối diện với hình bên trên, từ bót Catinat nhìn hướng ngược lại
Đầu đường Taberd – Catinat xưa, nay là Nguyễn Du – Đồng Khởi, nhìn về phía đường Catinat đi ra phía sông Sài Gòn
Bên hông Nhà thờ, ngay trước đường sách Nguyễn Văn Bình. Đây là con đường nhỏ nhưng có từ lâu đời, được hình thành khi người Pháp xây bưu điện, nối đường Imperiale/Nationale/Paul Blanchy/Hai bà Trưng qua tới chỗ Nhà thờ. Ban đầu tên đường là Hongkong, tới năm 1897 đổi tên thành Cardi, năm 1955 đổi thành Nguyễn Hậu, tới tận năm 2000 thì mới đổi tên thành Nguyễn Văn Bình – là tên của Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn trước khi qua đời năm 1995
Bên trái là đầu đường Nguyễn Văn Bình
Đường bên hông Nhà thờ, chỗ trường tiểu học Hòa Bình
Quảng trường trước Nhà thờ. Ở hình cũ, lúc này là một hồ nước, chưa có tượng đài. Sau khi hình này được chụp không lâu, chính quyền cho xây dựng ở vị trí này bức tượng của Bá Đa Lộc (Cha Cả) và Hoàng Tử Cảnh. Cụm tượng này bị kéo đổ năm 1945, chỉ còn lại phần đế, cho tới năm 1959 thì Nhà thờ cho dựng tượng đài Đức mẹ được chế tác từ Ý. Từ đó Nhà thờ được người dân gọi là Nhà thờ Đức Bà
Tượng Bá Đa Lộc được xây ngay giữa hồ nước. Hồ nước sau bị lấp và trồng cỏ
Tượng đài Bá Đa Lộc xưa, nay là tượng Đức mẹ
Từ quảng trường Nhà thờ nhìn qua phía mé tay phải
Từ nhà thờ nhìn ra trước quảng trường. Trước khi Nhà thờ được xây dựng thì đây là 1 phần của quảng trường Đồng Hồ, sau đó đổi thành Quảng trường Nhà thờ (Place de la cathédrale)
Năm 1959, tượng Đức Bà Hòa Bình được dựng tại đây, từ đó khu đất này còn được gọi Công trường Hòa Bình. Tháng 5 năm 1964, nơi này đổi tên nơi này thành Công trường Tổng thống John F. Kennedy, tới sau năm 1975, đổi tên thành Công trường Công xã Paris
Sát bên cạnh Nhà thờ là Bưu điện Sài Gòn
Phía trước Bưu điện trung tâm, xây năm 1886 và hoàn thành năm 1891, là một trong những công trình hơn 130 năm vẫn còn lại tới nay
Hình ảnh bên trái chụp năm 1935, xe uống bia của hãng Larue
Một vài hình ảnh bên trong Bưu điện:
Bên trong bưu điện trong 1 lần bị khủng bố
Đường Caitinat thế kỷ 19 và thế kỷ 21, đoạn nhìn về phía Nhà thờ. Hàng cây hai bên đường lúc đó được trồng dày đặc, theo tư liệu ghi lại thì cách nhau 5m trồng 1 cây, sau đó nới thưa ra thành 10m
Từ công viên nhìn qua Nhà thờ. Nơi này có tượng Petrus Ký được dựng năm 1927, sau 1975 đã bị tháo dỡ đem về để trong Bảo tàng Mỹ Thuật (Nhà Chú Hỏa), chỉ còn lại phần đế vẫn còn tới nay
Đường Nguyễn Du phía trước trường Tabred (nay là Trần Đại Nghĩa)
Hình ảnh: Tim Doling – historicvietnam.com