Những hình ảnh về Ông Đồ ngày xưa – Phai tàn một thời liệt oanh

Năm 1936, nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết một bài thơ nổi tiếng về nghề “viết chữ, câu đối” của những ông đồ trong mỗi dịp Tết với những câu thơ vô cùng xúc động:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Ngay từ thời điểm bài thơ ra đời, nghề “ông đồ” với những câu đối đỏ đã trở thành ký ức vàng son trong tâm tưởng của những người hoài cổ. Bởi thời điểm này, chữ nho hầu như đã mất chỗ đứng, không còn được trọng dụng; hệ thống thi cử cũ cũng bị bãi bỏ. Những câu đối đỏ bằng chữ nho đã không còn được ưa chuộng.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Nhưng ở thập niên 1920, thầy đồ vẫn còn được trọng dụng, ngày Tết nhất định không thể thiếu những câu đối đỏ chữ Hán mực Tàu treo trong nhà. Có thể nói đây là những hình ảnh cuối cùng của thời cực thịnh của ông đồ.

Trong nền khoa cử Nho học, những người học sinh (anh khóa) đã thi qua 3 kỳ thi đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) – tên dân gian gọi là ông Đồ. Lúc đó, những sinh đồ tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp (hoặc thi không đỗ đạt), nhưng chưa đủ cao để được nhà nước quân chủ bổ làm quan, họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó (như là thi Hội và thi Đình), hay là tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học (còn gọi là “thầy đồ”), viết thuê,… Trong thời chuyển đổi sang tân học, học chữ Quốc ngữ mà không còn học chữ Hán nữa, những ông đồ không có việc làm đã sinh sống bằng nghề viết chữ thuê, như trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Lúc đó, nghề viết chữ vẫn là công việc  giúp những nhà nho sắp hết thời vẫn có được thu nhập nuôi sống gia đình. Sau đây là những hình ảnh ông đồ hành nghề viết chữ:

Nhưng rồi sang những năm thập niên 1930, khi nền tân học phát triển, chữ quốc ngữ phổ biến, những câu đối chữ nho ngày Tết dần dần không còn được ưa chuộng, đó chính là thời điểm những ông đồ chính thức thất nghiệp, mất đi kế sinh nhai sau cùng:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ ngồi co ro vì thất nghiệp khi nền nho học bị “thất sủng” trong thời đại tân học những năm thập niên 1930-1940

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay…

Trong cuốn sách Cours de Langue Annamite (Học tiếng An Nam) của tác giả G. Cordier do Tân Dân Thư Quán xuất bản năm 1931 có bài viết về ông đồ giữa lúc giao thời như sau:

Mỗi năm cứ đến tết song chừng vài mươi ngày, khi cái thú xuân-nhật nồng-nàn kia, đã cùng với nét vôi bột kia rắc sân mà cùng lạt, cùng với tiếng trống đóng đình mà cùng im, thì ở các làng thường thường rải-rác nhũng ông đồ, áo thâm khăn lượt, ô giầy chỉnh-chện, trông ra cũng mực thư-hương, đi thủng-thỉnh lững-lờ, hình như có chiều hy-vọng nghĩ ngượi gì. Những ông ấy là ai? tức là những ông đồ nho, ra giêng đi dạo tìm nơi dạy học vậy. Những ông này nếu ở về khoảng hai mươi năm về trước, thì không khi nào có cái vẻ đồi đường ấy, bởi vì khi đó hán-học còn thịnh, những nhà có còn trai chừng 10 tuổi, 8 tuổi, là tuổi đi học được, thì đã cạy tay thầy thợ, mượn người mối manh, tìm lấy một ông thầy tự mình cho là xứng đáng để nuôi cho con học, mà công việc mời đón, dự định đốn sách thế nào, đã ước định xong ngay từ khi còn năm cũ. Đến năm mới, chỉ còn chọn ngày làm lễ khai trường nữa mà thôi. Cũng vì cái thế lực hán-học còn thịnh mà cái giá trị ông thầy hán-học cũng to, rồi đến cái lòng trọng đạo tôn sư của nhà chủ cũng nhân thế mà rồi-rào thêm mãi.

Sau đây là một số hình ảnh ông đồ dạy học, vào thời vẫn còn được trọng dụng trong nền cựu học:

Một số ảnh màu ông đồ được chụp năm 1915 ở Hà Nội. Đây được xem là những tấm ảnh màu (nguyên bản) đầu tiên chụp ở Việt Nam:

Những ông đồ thường để móng tay dài, đó có thể là 1 hình ảnh đặc trưng của ông đồ thời kỳ đầu thế kỷ 20, vì nó được thể hiện trong hình ảnh tranh khắc gỗ thầy đồ cầm bút viết trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du peuple Annamite) của Henri Oger.

Hình ảnh thực tế (hình chụp năm 1915):

chuyenxua.net

1 bình luận về “Những hình ảnh về Ông Đồ ngày xưa – Phai tàn một thời liệt oanh”

  1. Ong đồ hồi xưa để mong tay dàichăc hồi đó chưa có kềm căt ming tay như bây giờ.bây giờ thanh niên mà để móng tay dài là thằng đó làm biếng báo đời.Phụ nữ nên trành xa kẻo rươc họa vào thân

    Trả lời

Viết một bình luận