Những hình ảnh sau đây được đăng trên website chính thức của Thư viện quốc gia Pháp, được chú thích là hình chụp ở Hà Nội dịp Tết năm Nhâm Thìn, ngày 27/1/1952.
Ngày Tết ở Hà Nội suốt hàng ngàn năm qua, không thể nào thiếu cành đào, mà chủ yếu là đào Nhật Tân:
Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến nói về lịch sử làng trồng đào Nhật Tân như sau:
Xa xưa của nghề trồng đào có 1 truyền thuyết kể lại là khi Cao Biền (thời nhà Đường) đi sang An Nam, đóng quân trên vùng Phú thượng bây giờ thì không biết làm thế nào để tính được từng năm vì họ cũng muốn trở về đất nước họ, họ mới lên vùng Hoàng Liên Sơn lấy cây đào về trồng, để mỗi lần hoa đào nở là họ biết được đã 1 năm trôi qua. Sau này, An nam đô hộ phủ không còn, thành Đại La tan nát, khi nhà Lý rời Hoa Lư ra đóng đô xây thành trên nền Đại La cũ thì vùng Nhật Tân cũ trên thành cổ này vẫn lưu giữ được nghề trồng đào.
Nhưng ngày xưa người Nhật Tân chỉ trồng 1 giống đào là đào phai, có nguồn gốc từ đào rừng, có màu nhạt. Còn đào bích ở Nhật Tân lại có 1 câu chuyện khác. Chắc chắn, cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có đào bích. Đầu thế kỷ 20, có 1 vị khách đi qua chùa Nhật Tân thắp hương và có để lại 1 cành hoa, Các nhà sư rất ngạc nhiên và mang ra ươm lại cành đào bích đó, rất may là cây lại sống, từ đó lan ra trồng khắp làng Nhật Tân.
Đào Nhật Tân trong nhiều thế kỷ liền luôn là 1 thứ được lựa chọn trong thú chơi hoa của người Thăng Long. Đào có màu hồng và màu đỏ, màu của lộc, của máu, của sự tái sinh, phát triển nên ngày tết, những nhà ở Thăng Long thường cắm 1 cành đào với niềm tin năm mới sẽ phát tài phát lộc
Tuy nhiên, cây đào Nhật Tân cũng có số phận. Năm 1954, sau khi tiếp quản thủ đô thì tất cả những ai chơi đào bị cho là những người giai cấp tư sản, bóc lột nên cái tết năm 1955 là gần như Hà Nội không chơi đào và dinh đào trở thành trại nuôi vịt, trở thành hợp tác xã. Tuy nhiên có 1 người rất bất ngờ với dư luận xã hội khi đó, đó là Chủ tịch Ửy ban hành chính Trần Duy Hưng.
Trên đường về quê, qua đấy ,ông ngạc nhiên khi thấy vườn đào không còn đào nên hỏi chuyện và biết được rằng trong xã hội có dư luận chơi đào trưng đào là thú của giai cấp tư sản, bóc lột . Khi ông giải thích 1 cách rõ ràng thì sau đó người dân trồng đào trở lại và được khôi phục trong những năm tiếp theo.
Dù ở vùng miền nào, ngày xuân cũng không thể thiếu các loại hoa cúc:
Báo Xuân xưa được bày bán lề đường giữa chợ:
Năm 1952, Tây học đã phát triển rất mạnh mẽ, nhưng đâu đó vẫn còn hình ảnh ông Đồ bán chữ:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay…
chuyenxua.net biên soạn