Xin mời các bạn xеm lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn, tại 2 thời điểm cách nhau tròn 100 năm, đó là hình xưa thập niên 1920, và hình chụp năm 2022.
Qua những bức ảnh này, có thể thấy rằng những công trình xưa của Sài Gòn vẫn đứng vững qua thời gian, xóa nhòa đi ranh giới của khoảng cách trăm năm.
Nhà hát Thành phố (Opera House) ở trung tâm Sài Gòn, là nhà hát lâu đời nhất ᴄủa thành phố này, khánh thành từ ngày đầu tiên của thế kỷ 20 (1/1/1900).
Opеra Hᴏusе đượᴄ xây dựnɡ trên diện tíᴄh ɡần 3.200 m2, ɡồm một trệt, hai lầu νới kiến trúᴄ mặt tiền ᴄũnɡ như ᴄáᴄ họa tiết hᴏa νăn khá ɡiốnɡ bảᴏ tànɡ Pеtit Palais tại Paris đượᴄ khánh thành trᴏnɡ ᴄùnɡ năm. Nɡᴏài sân khấu ᴄhính νới ɡần 600 ᴄhỗ nɡồi, rạp đượᴄ tranɡ bị hệ thốnɡ ánh sánɡ hiện đại. Cáᴄ họa tiết tranɡ trí lẫn νật liệu xây dựnɡ ᴄhính đều đượᴄ đặt hànɡ sản xuất νà νận ᴄhuyển từ Pháp qua.
Khu đất đằng trước Nhà Hát (Opera House), sau năm 1955 được biết đến với cái tên Công Trường Lam Sơn, và tên này vẫn được sử dụng chính thức cho đến ngày nay.
Hình xưa trong ảnh này là được chụp từ 100 năm trước, khi công trường này mang tên Francis Garnier, đặt theo tên một nhà thám hiểm, đồng thời là một sĩ quan người Pháp đã chỉ huy đánh chiếm Hà Nội năm 1873. Từ năm 1910, chính quyền Pháp đã cho đặt bức tượng của Francis Garnier tại đây cho đến năm 1955 thì bị dỡ bỏ.
Từ năm 1955, nơi này mang tên là công trường Lam Sơn. Ngày nay, bên dưới nó được xây dựng ga tàu điện ngầm.
–
Một số hình ảnh trên đường Catinat 100 năm trước, nay là đường Đồng Khởi:
Đường Catinat (Đồng Khởi) bên trái, bên phải là Continental Palace, được hoàn thành vào giữa năm 1880, gần như cùng lúc với nhà thờ Đức Bà. Có thể nói đây là khách sạn có lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn, vẫn còn lại đến ngày nay sau hơn 140 năm. Kiến trúc và nội thất của Continental Palace được xây dựng và bài trí theo tiêu chuẩn của một khách sạn hạng sang tại Paris, tạo cảm giác quen thuộc cho du khách Âu châu khi đến Đông Dương từ thời cuối thế kỷ 19.
Sau hơn 140 năm, diện mạo kiến trúc của khách sạn Continental Palace đến nay vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Dù có độ cao khiêm tốn chỉ với một tầng trệt và ba tầng lầu, khách sạn này vẫn nổi bật giữa trung tâm thành phố với mái lợp ngói, tường gạch dày cùng những ô cửa sổ duyên dáng.
Ở giữa là đường Catinat (Đồng Khởi), bên phải là Continental Palace. Bên trái là khu đất từng là thương xá Eden nổi tiếng, nhưng trong cả 2 hình này nó đều không hiện diện. Thương xá Eden được xây từ thập niên 1940, đến năm 2012 thì bị đập bỏ. Trong hình xưa, lúc này vị trí Eden là tiệm thuốc Tây được xem là đầu tiên ở Sài Gòn là Pharmacie Solirène. Trong tấm hình ngày nay, nó trở thành trung tâm thương mại Union Square, thay thế cho thương xá Eden từ năm 2012.
–
Khách sạn Majestic ở đầu đường Đồng Khởi ngày nay (xưa là đường Catinat và Tự Do) có tuổi đời gần 100 năm, là một trong 2 khách sạn hạng sang đầu tiên của Sài Gòn, chỉ đứng sau Continental Palace.
Ban đầu, khách sạn chỉ có 5 tầng và một quầy bar trên sân thượng, do công ty bất động sản Hui Bon Hoa làm chủ đầu tư.
Năm 1965, khách sạn Majestic có đợt trùng tu lớn, với 2 tầng lầu được xây thêm theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, mặt tiền của khách sạn được thay đổi theo hướng kiến trúc hiện đại, có thêm một nhà hàng lớn và trung tâm hội nghị quốc tế.
Năm 1995, khách sạn được trùng tu một lần nữa với mặt tiền được thiết kế tương tự như kiểu thiết kế art-nouveau. Năm 2011, khách sạn được mở rộng, xây thêm 2 khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng cùng 4 tầng hầm với 353 phòng, nâng tổng số phòng của khách sạn lên 538 phòng như hiện nay.
–
Tòa nhà Kho bạc Sài Gòn (Trésor Saigon), sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố, được xây dựng vào năm 1917, ở trên nền đất từng là Chợ Bến Thành, thường được gọi là “Chợ Cũ”.
Sau khi chợ Bến Thành được xây lại ở vị trí ngày nay từ năm 1912, chợ cũ được giải tỏa. Trên nền Chợ Cũ, chính quyền cho xây dựng trụ sở kho bạc mới vào năm 1917, chính là tòa nhà trong hình, đến nay tòa nhà vẫn còn ở trên đường Nguyễn Huệ, là trụ sở của Kho Bạc Nhà Nước.
–
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, tên tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saigon. Đây được xem là một “phiên bản kiến trúc” của Nhà Thờ Đức Bà Paris.
Từ gần 150 năm qua, Nhà Thờ Đức Bà trở thành một trong những biểu tượng không chính thức của Sài Gòn. Trong các bộ tranh ảnh giới thiệu Sài Gòn cả xưa và nay không bao giờ thiếu được sự hiện diện của kiến trúc tôn giáo này. Vì vậy có thể nói “Vương Cung Thánh Đường” là niềm tự hào chung của người Sài Gòn, chứ không phải của riêng người Công Giáo nữa.
–
Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn là một trong số ít những công trình có tuổi hơn 100 năm vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay, nếu xét về mặt kiến trúc tổng thể.
Trong 2 hình bên trên, có điểm khác biệt đó là bức tượng bên trái hình. Bức tượng này nằm trước Nhà Thờ Đức Bà, trong quảng trường thời Pháp có tên là Place de la Cathédrale (Quảng trường Nhà Thờ Lớn). Trong tấm hình xưa 100 năm trước là tượng của giáo sĩ Bá Đa Lộc che chở Hoàng tử Cảnh, tồn tại từ năm 1903, đến tháng 10 năm 1945 thì bị phá đi, để lại bệ tượng bỏ trống. Đến năm 1959, tín đồ Công giáo Rôma dựng tượng Đức Bà Hòa Bình như hiện nay, từ đó khu đất này còn được gọi Công trường Hòa Bình.
Trở lại với tòa nhà bưu điện được xây dựng trong khoảng thời gian 1886 đến 1891, đây là công trình tiêu biểu sau cùng của kiến trúc sư Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892), người đồng thời đã thiết kế những công trình vẫn còn tồn tại đến hiện nay là Dinh Thượng Thơ, Dinh Gia Long (cùng trên đường Lý Tự Trọng ngày nay), Tòa Pháp Đình (Tòa Án trên đường NKKN ngày nay), Tòa nhà Quan Thuế (được sửa lại từ nhà ông Wang Tai, đầu đường Hàm Nghi ngày nay).
Bưu Điện Sài Gòn theo thiết kế của Foulhoux là công trình kiến trúc kết hợp giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây, trang trí đường nét đặc trưng của tân baroque xen kẽ họa tiết của dân tộc.
Nội thất không gian giao dịch tòa Bưu điện Trung tâm gây ấn tượng với những hàng cột thép trang trí chi tiết tinh xảo cùng hệ vòm mái khung thép. Hệ vòm mái này tạo nên những ô cửa sổ lấy sáng ở đỉnh tường trên cao và từ mái. Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ hai tấm bản đồ lịch sử là Saigon et ses environs, 1892 (Sài Gòn và vùng phụ cận, 1892) và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936 (Bản đồ đường dây điện tín của miền Nam Việt Nam và Campuchia, 1936).
Nội thất bên trong bưu điện được thiết kế nhiều vật liệu bằng sắt, vì vậy trong nhiều tấm bưu thiếp xưa đã ghi nhầm đây là một nhà ga xe lửa.
Thực hiện: Đông Kha – chuyenxua.net