Video đoàn tàu lộn ngược đầu thế kỷ 20 ở Đức
Thước phim quay hệ thống “đoàn tàu lộn ngược” bên trên được quay đã hơn 120 năm trước tại Đức, đã được tinh chỉnh lên thành chất lượng 4K, chống rung và phủ màu, bằng công nghệ video kỹ thuật số tân tiến nhất do Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MoMA), New York, Hoa Kỳ thực hiện. Ở góc nhìn thứ nhất, thước phim cho cái nhìn sống động về cảnh quan, cuộc sống ở thành phố Wuppertal, phía tây nước Đức năm 1902, cũng như gợi cho chúng ta một cái nhìn tương lai, xen lẫn sự trầm trồ về một hệ thống đường sắt treo lơ lửng, ít ai nghĩ rằng đã bắt đầu được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19. Điều đặc biệt là hệ thống đoàn tàu này vẫn còn hoạt động hiện nay, dù đã hơn 120 năm.
Đoạn phim gốc được quay năm 1902
Đường tàu điện trên cao Wuppertal Schwebebahn ở Đức là một trong những công trình đường sắt trên không đầu tiên trên thế giới, kết nối thành phố Wuppertal của Đức với các thành phố xung quanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử hình thành của đường tàu điện trên cao Wuppertal Schwebebahn, quá trình phát triển và tình trạng hiện nay của nó.
Video so sánh xưa và nay của đoàn tàu, thời gian cách nhau hơn 100 năm
Lịch sử hình thành
Ý tưởng xây dựng một đường tàu điện trên cao tại Wuppertal được doanh nhân, kỹ sư ở địa phương tên là Eugen Langen đề xuất xây dựng vào năm 1894. Ông đã hợp tác với một kỹ sư khác tên là Carl Eugen Zimmermann để phát triển công nghệ mới cho việc vận hành đường tàu điện trên cao.
Sau khi hoàn thành thiết kế và xây dựng vào đầu thế kỷ 20, đường tàu Schwebebahn trở thành một biểu tượng của thành phố Wuppertal. Đây là một công trình kỹ thuật đáng kinh ngạc đối với hầu hết mọi người thời đó, các đoàn tàu đưa hành khách đi qua các con đường đông đúc, qua các thung lũng và sông Wupper. Tàu Schwebebahn ban đầu có chiều dài 13,3 km và được xây dựng với 20 trạm dừng tại các điểm quan trọng trong thành phố.
Quá trình phát triển
Trong suốt hơn 100 năm hoạt động, đường tàu điện trên cao Wuppertal Schwebebahn đã trải qua nhiều sự kiện và cải tiến. Trong thời gian đầu, đường tàu chỉ vận hành với tốc độ 30 km/h, ban đầu bị người dân địa phương nghi ngờ vì lúc đó tàu Schwebebahn vẫn là một phương tiện lạ lẫm và bị cho là không an toàn.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ về kỹ thuật và an toàn, tàu Schwebebahn đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến của Wuppertal. Trong những năm 1950 và 1960, đường tàu Schwebebahn đã được cải tiến để nâng cao tốc độ và tăng cường an toàn cho khách hàng.
Tiếp theo trong những năm 1990, đường tàu Schwebebahn đã trải qua một lần đại trùng tu. Hệ thống tàu Schwebebahn đã được nâng cấp với các động cơ mới, giúp giảm thiểu tiếng ồn và tiêu thụ năng lượng ít hơn so với các phiên bản trước đó. Ngoài ra, các phần trên đường ray cũng đã được thay thế để đảm bảo an toàn và độ bền của hệ thống.
Tuy nhiên, việc nâng cấp hệ thống cũng gặp phải một số khó khăn do Schwebebahn là một công trình cổ, không phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại. Do đó, việc duy trì và bảo trì hệ thống Schwebebahn vẫn là một thách thức lớn cho các kỹ sư và nhà quản lý đường sắt.
Tuy nhiên, nhờ vào sự độc đáo và lịch sử đặc biệt của Schwebebahn, đường tàu điện trên cao này đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Đức. Nhiều khách du lịch đến Wuppertal để trải nghiệm cảm giác đi trên đường tàu Schwebebahn và ngắm nhìn phong cảnh đẹp của thành phố từ trên cao.
Tình trạng hiện nay
Hiện nay, đường tàu điện trên cao Wuppertal Schwebebahn vẫn đang hoạt động và trở thành một trong những điểm thu hút du lịch của thành phố Wuppertal. Tuy nhiên, vì tuổi đời của công trình đã hơn 100 năm nên đường tàu Schwebebahn đang gặp một số vấn đề về cơ sở hạ tầng.
Vào năm 2018, đường tàu Schwebebahn đã phải tạm ngừng hoạt động sau khi một vụ tai nạn xảy ra khi một phần cầu nối bị rơi xuống. Vụ tai nạn này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống tàu Schwebebahn và cần phải được sửa chữa.
Tuy nhiên, việc sửa chữa hệ thống Schwebebahn không dễ dàng bởi vì công trình này rất đặc biệt và cần phải được xây dựng bởi các kỹ sư chuyên nghiệp. Hiện nay, các công tác sửa chữa và nâng cấp hệ thống đang được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Đường tàu điện trên cao Wuppertal Schwebebahn ở Đức là một trong những công trình đường sắt trên không đầu tiên trên thế giới và đã trở thành một biểu tượng của thành phố Wuppertal. Mặc dù đang gặp phải một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, công tác sửa chữa và nâng cấp đang được tiến hành để đảm bảo rằng Schwebebahn sẽ tiếp tục phục vụ người dân thành phố Wuppertal trong nhiều năm tới.
Thông tin chi tiết hơn về quá trình xây dựng hệ thống tàu điện trên cao Wuppertal Schwebebahn:
Hệ thống đường sắt treo cao Schwebebahn có tên đầy đủ là “Anlage einer elektrischen Hochbahn, System Eugen Langen”, là hệ thống đường sắt trên cao chạy điện với các toa được treo lơ lửng lâu đời nhất trên thế giới. Người thiết kế hệ thống đường sắt độc đáo này là Eugen Langen – kỹ sư, nhà phát minh nổi tiếng của Đức. Các nhà ga trên cao dành cho Schwebebahn đã được xây dựng tại Barmen, Elberfeld, Vohwinkel (hiện nay đều thuộc thành phố Wuppertal) từ giữa năm 1897 đến 1903.
Tuyến đường này đi vào hoạt động lần đầu vào năm 1901, cho đến ngày nay, Schwebebahn vẫn được sử dụng, theo thống kê năm 2008 thì nó vận chuyển 25 triệu hành khách mỗi năm.
Hiện tại tuyến đường sắt Schwebebahn dài 13,3 km với các toa tàu treo ở độ cao 12m hoặc 8m tùy địa hình bên dưới. Hệ thống tàu Schwebebahn được điều hành bởi hiệp hội vận tải công cộng vùng Rhein-Ruhr (VRR), Đức, chung với các loại hình vận tải khác như xe điện đô thị, đường sắt liên bang và xe buýt.
Câu chuyện về hệ thống đường sắt độc đáo này bắt nguồn từ những năm cuối của thế kỷ 19 khi các thị trấn ở thung lũng Wupper thuộc Elberfeld và Barmen trở thành những trung tâm sản xuất lớn của vương quốc Phổ (là một vương quốc theo chế độ quân chủ tuyệt đối, tồn tại trong lịch sử Đức từ năm 1701 đến 1918, thời đỉnh cao lãnh thổ của Phổ rộng khắp Châu Âu).
Barmen từng là một đô thị công nghiệp của vùng Bergisches Land (Đức) và là nơi tiên phong cho cuộc cách mạng công nghiệp sơ khai trên lục địa châu Âu.
Tại Elberfeld năm 1863, Friedrich Bayer đã thành lập một công ty hóa chất để cung cấp thuốc nhuộm cho các nhà máy trong khu vực, và cũng là để cạnh tranh với các công ty thuộc sở hữu của gia đình nhà triết học Friedrich Engels. (Friedrich Bayer chính là người sáng lập tập đoàn dược phẩm nổi tiếng thế giới Bayer AG sau này, còn Friedrich Engles chính là cái tên nổi tiếng trong học thuyết Marx-Engels). Sự cạnh tranh của những con người trong tầng lớp tư bản không chỉ trên thương trường mà còn đến từ cách mà họ để lại dấu ấn với các công trình dân sự, điển hình là sở thú trung tâm ở Elberfeld được thành lập năm 1879, mở cửa đón khách năm 1881, nay là sở thú Wuppertal.
Vườn thú này đã rất thành công khi thu hút rất nhiều người đến tham quan, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông lớn vào cuối tuần. Trong khi đó, ngành sản xuất trong khu vực ngày một phát triển đòi hỏi người lao động phải đi xa hơn để làm việc.
Do thung lũng sông dài và quanh co khiến đường sắt truyền thống hoặc xe điện trên mặt đất trở nên bất khả thi. Các nhà chức trách đã kêu gọi sáng kiến giải quyết vấn đề.
Theo giải thích của Elmar Thyen – người đứng đầu Phòng truyền thông doanh nghiệp và tiếp thị chiến lược của Schwebebahn: “Chúng tôi đã gặp phải tình huống là một thành phố rất giàu có và những công dân rất giàu có luôn muốn tham gia các hoạt động xã hội. Nhưng câu hỏi được đặt ra là không gian nào thuộc sở hữu công mà mọi người có thể đi qua mà không phải đi vào đất tư nhân? Vậy nên một tuyến đường sắt trên cao chạy phía trên con sông Wupper lại rất có lý.”
Trước đó vài chục năm, ngay từ năm 1826, một nhà máy thép tại Elberfeld đã tổ chức một cuộc thử nghiệm đường ray treo trên cao, toa xe kéo bằng sức ngựa do kỹ sư người Anh – Henry Robinson Palmer phát minh và đề xuất năm 1824. Nhà máy thép này thuộc sở hữu của doanh nhân, chính trị gia người Phổ – Friedrich Harkort. Ông sớm nhận ra những lợi thế lớn về việc vận chuyển than đá đến và đi từ các vùng công nghiệp xung quanh thung lũng Wupper. Harkort gọi đây là “Đường sắt Palmer” – một hệ thống đường sắt trên không từ vùng Ruhr, Hinsbeck hay Langenberg đến thung lũng Wupper, Elberfeld, kết nối các nhà máy của Harkort. Tuy nhiên, dù thu hút được công chúng đến với buổi trình diễn nhưng kế hoạch của ông sau cùng không thành công.
Phải đến nhiều thập niên sau, các nhà lãnh đạo thành phố cảm thấy rằng phiên bản điện khí hóa của hệ thống đường sắt Palmer (lúc đó đang được kỹ sư, nhà phát minh Eugen Langen thực hiện) sẽ có thể đáp ứng khả năng vận chuyện chuyển trước những hạn chế về địa lý.
Vì vậy, sang tới năm 1887, các thành phố Elberfeld và Barmen đã thành lập ủy ban xây dựng đường sắt trên cao Hochbahn. Năm 1894, họ chọn hệ thống của kỹ sư Eugen Langen và chính quyền thành phố Düsseldorf đã đặt đơn hàng xây dựng tuyến đường sắt trên cao đầu tiên vào năm 1894.
Hoạt động xây dựng đường sắt Schwebebahn chính thức bắt đầu vào năm 1898 dưới sự giám sát của chính phủ, vào ngày 24 tháng 10 năm 1900, hoàng đế của đế chế Đức kiêm vua của vương quốc Phổ – Wilhelm II – đã có mặt trên chuyến tàu chạy thử đầu tiên. Elmar Thyen nói: “Cuối cùng thì các thương gia đã có những gì họ muốn. Họ muốn hoàng đế Wilhelm II đến và phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt, đây là một sáng tạo: công nghệ cao nhưng vẫn đậm chất Phổ.”
Năm 1901, đường sắt trên cao với các toa tàu treo chạy điện Schwebebahn đi vào hoạt động và các tuyến đường được mở lần lượt trong những năm tiếp theo. Theo ước tính có khoảng 19.200 tấn thép đã được sử dụng để xây dựng phần khung treo đường ray và 20 nhà ga, chi phí lên đến 16 triệu Goldmark (tiền tệ dựa trên bản vị vàng của đế chế Đức dùng từ năm 1873 đến 1914).
Các khoang tàu làm từ kính và gỗ có thể chở 65 hành khách mỗi toa. Mạng lưới được mở rộng dần và đạt chiều dài 13,3 km vào năm 1903. Hành trình bắt đầu và kết thúc ở nút giao giữa ga Vohwinkel và Oberbarmen. Đường sắt mới thu hút rất nhiều người dân địa phương. Trong vài năm sau đó, chiều dài đoàn tàu tăng từ 2 lên 6 toa, cứ 5 phút lại có một chuyến. Số lượng hành khách giảm vào Thế chiến I do nhiều công nhân ở Wuppertal nhập ngũ, nhưng năm 1925, mạng lưới đã chở 20 triệu hành khách qua sông Wupper.
Đường sắt là xương sống!
Nhà sử học vận tải Johnathan English cho biết Ruhrgebiet – một khu vực rộng lớn bao gồm thung lũng Wupper và các thành phố gần đó của Düsseldorf và Cologne khi xưa có thể xem là “Thung lũng Silicon của ngày nay”. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi công nghệ độc đáo này lại được thử nghiệm trước tiên tại một nơi như vậy.
Elmar Thyen cho biết mặc dù việc xây dựng đường sắt trên cao đã gặp không ít phản đối khi nó mang lại một cảnh quan nhấp nhô lạ lẫm trong thành phố, nhưng đường sắt Schwebebahn đã nhanh chóng trở thành một thứ tất yếu của cuộc sống người dân nơi đây. Nhà thơ người Đức gốc Do Thái – Else Lasker-Schuler gọi đường sắt trên cao này là “xương sống sắt của thành phố”. Nó đúng nghĩa là xương sống bởi trước khi có đường sắt Schwebebahn, 2 thành phố Barmen và Elberfeld như 2 thực thể tách biệt, không tác động đến nhau. Đến khi có Schwebebahn, 2 thành phố hòa thành một, và đến năm 1929, 2 thành phố này cùng 2 thành phố khác hợp nhất trở thành Wuppertal. Elmar Thyen nói: “Schwebebahn không thay đổi thành phố mà nó tạo ra thành phố. Wuppertal mà không có Schwebebahn – thử tưởng tượng mà xem, chúng tôi vẫn sẽ bị chia cắt. Hệ thống đường sắt này đã cho chúng tôi xương sống thật sự.”
Tuyến đường sắt trên cao này từng bị hư hại nghiêm trọng trong đệ nhị thế chiến. Chiến tranh nổ ra khiến người dân tại Wuppertal phân tán, những khung giàn treo đường ray gỉ sét từng được gọi là “Vành đai gỉ sét nước Đức”, những nhà ga, trạm dừng bị phá hủy nhưng sau cùng, Schwebebahn được xây dựng lại và phục hồi hoạt động từ năm 1946 đến nay.
Schwebebahn đã được trùng tu và hiện đại hóa qua thời gian. Từ những toa xe ban đầu dùng hệ thống truyền động thiết kế bởi Eugen Langen, ngày nay Schwebebahn đã được trang bị những toa xe điện đời mới của Vossloh Kiepe. Có 31 toa xe được vận hành luân phiên, vận chuyển hơn 80 ngàn lượt khách mỗi ngày. Những toa xe hiện đại có ghế đệm, điều hòa nhiệt độ, màn hình thông tin, đèn LED và hệ thống mô-tơ mới.
Những toa xe treo lơ lửng trên một đường ray đơn được đặt bên dưới khung giàn thép. Các toa xe treo trên bánh xe, truyền động bởi nhiều mô-tơ điện dùng dòng điện 750 V điện một chiều lấy từ ray điện đặt bên dưới ray chính. Một đoàn tàu dài 24 m, có 4 cửa, mỗi toa lẻ có 48 ghế và chở được 130 khách đứng. Vận tốc chạy tàu trung bình 27 km/h, tối đa 60 km/h.
Dù đã được thay thế bằng toa xe mới nhưng Schwebebahn vẫn giữ lại Kaiserwagen (toa xe của hoàng đế) – đây là toa xe mà hoàng đế Wilhelm II đã ngồi trong suốt chuyến tàu chạy thử đầu tiên vào ngày 24 tháng 10 năm 1900. Nó vẫn được vận hành, dùng cho dịch vụ du ngoạn theo lịch trình, trong các dịp đặc biệt và cho thuê sự kiện.
Hệ thống giàn thép và đường ray được đặt trên 486 trụ và các cầu nối. Người thiết kế cấu trúc đường ray trên cao này là Anton Rieppel – người đứng đầu tập đoàn xây dựng MAN-Werk Gustavsburg (công ty mẹ của hãng MAN SE, chuyên sản xuất phương tiện thương mại và động cơ diesel). Ông được cấp sáng chế cho thiết kế cấu trúc này. Mỗi đầu của tuyến là một kho bảo dưỡng và có cả đường vòng để đoàn tàu quay đầu.
Schwebebahn đã mang lại nhiều cảm xúc cũng như giá trị cho người dân thành phố: “Một cơ sở hạ tầng giao thông độc đáo thường trở thành một biểu tượng công dân và là niềm tự hào của công dân,” Johnathan English nói và dẫn chứng đến nhiều hệ thống giao thông độc đáo khác trên thế giới, điển hình như tàu điện cá nhân siêu nhanh (Personal Rapid Transit System – PRTS) ở Morgantown, West Virginia hay tàu điện ngầm siêu hẹp Clockwork Orange ở Glasgow.
English nhấn mạnh: “Nó (hệ thống đường sắt trên cao Schwebebahn) chứng minh một điều rằng những thứ mang yếu tố trình diễn sau cùng có thể hoạt động được, ngay cả khi công nghệ này trên lý thuyết đã thất bại ở khía cạnh đón nhận toàn cầu.”
Thật vậy, Schwebebahn là một thứ độc quyền của Wuppertal bởi trước khi hệ thống đường sắt này được quy hoạch và xây dựng, thế giới chưa từng có tiền lệ về đường sắt đô thị và những ghi chép, chỉ dẫn cũng không có. Có thể ví Schwebebahn như một Galapagos của đô thị, một tầm nhìn về một con đường tiến hóa khác biệt chưa bao giờ được nhân rộng ra ngoài thung lũng Wupper.
Trích lời tác giả Benjamin Schneider trên Bloomberg CityLab: “Khi hoàng hôn dần buông xuống thành phố bên dưới đường ray, tôi thấy một cô gái nhỏ buộc tóc đuôi gà nhoài người ra ngoài cửa sổ sau toa xe. Có lẽ cô bé đang hớn hở ngắm nhìn dòng nước bắn tung tóe trên dòng sông bên dưới. Có lẽ cô bé cảm thấy như đang bay. Tôi chắc chắn về điều này: Với cơ sở hạ tầng như Schwebebahn, không có gì lạ khi nước Đức lại tiếp tục sản sinh ra thế hệ nối tiếp thế hệ những con người ủng hộ phương tiện công cộng.”
Tổng hợp
Nguồn: wiki, tinhte
Thật ko thể diễn tả cảm xúc khi được đi trên đường sắt này vào tháng 9 năm 2023🌺👍